Lộ trình học tester

Nhiều phần nội dung của bài viết này đã được mình nhắc đến ở khá nhiều post khác nhau, mình chỉ note lại những điểm chính sau đây.

How to escape a maze – according to maths
Img copy from https://theconversation.com/how-to-escape-a-maze-according-to-maths-71582

I. Bạn là người đang nhòm ngó, định nhảy vào nghề tester

  • Việc quan trọng nhất là có công việc đầu tiên.
  • Để có được công việc đầu tiên, bạn phải vượt trội hơn những khác trong các cuộc phỏng vấn intern hoặc fresher, thứ đã hiếm lại còn cạnh tranh nhiều.

Làm thế nào để bạn nổi bật hơn người khác???

Về tư duy

Bạn phải thể hiện được bạn là người có tư duy logic tốt. Những thứ sau đây có thể sẽ tốt cho bạn.

  • Có 1 bản CV có thể vượt qua vòng gửi xe: Mẫu gọn gàng, thông tin cơ bản, có 1 vài thông tin hấp dẫn liên quan đến tester để người ta cho bạn 1 cơ hội phỏng vấn. Ví dụ:
    • Đã từng học khóa tester cơ bản tại trung tâm ABC, đã được thực hành viết test case và thực hiện test cho 1-2 dự án demo.
    • Có kiến thức về Agile / Scrum / Waterfall
    • Tiếng anh tốt
    • Đã biết lập trình cơ bản, ngôn ngữ Java / Python / Javascript.
    • Biết cách sử dụng các bộ công cụ như Office, G-suite, IDEs, Code editors…
    • Lúc còn đi học, có làm đồ án tốt nghiệp về Auto test sử dụng selenium / robot framework.
    • Chém gió: Nếu bạn xinh hãy đặt ảnh trên CV, nếu không hãy cất ảnh đi. =))))

NOTE: ĐỪNG AI HỎI MÌNH TRUNG TÂM NÀO UY TÍN, MÌNH KHÔNG BIẾT ĐÂU.

  • Bạn chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn? Hãy chuẩn bị trước
    • Câu hỏi thông thường: giới thiệu về bản thân, điểm mạnh, điểm yếu, vì sao lại chọn ngành này?
    • Các câu hỏi về kiến thức: nắm chắc các loại thuật ngữ, phân biệt được chúng với nhau, nên chuẩn bị theo kiến thức của ISTQB foundation.
    • Ngoài ra cần chuẩn bị tất cả các điểm đã nêu trong CV
  • Các câu trả lời có sự xuyên suốt, liền mạch, có thể học tập theo phương pháp trả lời STAR (tự search google, mình không muốn dẫn link trang web nào cả).

Về mặt kỹ năng

  • Lợi thế về ngoại ngữ là 1 điểm cộng lớn, tiếng anh hoặc tiếng nhật, các tiếng khác ko ăn thua lắm. Có thể sẽ phải phỏng vấn tiếng anh, nếu bạn phỏng vấn toàn bộ bằng tiếng anh thì khả năng cao là bạn đang đánh giá tốt. Bạn nào kém thì chỉ hỏi 1-2 câu là chịu, không nói nổi gì nữa.
  • Nếu là người trái ngành thì đã thêm kinh nghiệm làm việc thực tế, từng làm việc trong môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp cũng là 1 điểm đáng lưu ý.
  • Kỹ năng ăn nói lưu loát, ít ngọng.
  • Nắm bắt được vấn đề nhanh.

II. Bạn đã có công việc đầu tiên

Đây là thời gian bạn trải nghiệm công việc thực tế, bạn sẽ học rất nhiều các khái niệm mới, học được nhiều loại kiến thức đến từ chính dự án hoặc người làm dự án. Bạn nên tập trung học những thứ phục vụ cho công việc hiện tại cũng như tìm hiểu rộng khắp các khái niệm có liên quan của ngành IT nói chung và testing nói riêng.

Ở giai đoạn này, mình khuyên là bạn nên làm ở các công ty outsource vì ở đó, bạn hay phải thay đổi dự án, thay đổi business và cả technology mà bạn sẽ sử dụng.

Mình có 1 vài gợi ý như sau:

  • Về project:
    • Hiểu về vị trí của từng role, ai làm gì? và cách mọi người tương tác và hoàn thành công việc.
    • Quy trình / mô hình project đang áp dụng là gì? Waterfall, agile, scrum xịn hay scrum nửa mùa. Để biết đc “xịn” hay “nửa mùa” thì bạn phải học để biết “xịn” là như thế nào. Agile là 1 thứ nói thì dễ, làm thì khó, linh hoạt mà lại không linh hoạt, bạn phải nắm được cái chính yếu nhất, chứ không phải học thuộc.
    • HIỂU business của project, vì sao project ra đời, giải quyết bài toán gì, ai là người sử dụng hệ thống này? các user trong hệ thống tương tác / làm việc với nhau thế nào. Hiểu càng sâu business, bạn càng có giá trị.
    • BIẾT về công nghệ mà dự án đang sử dụng.
      • Architecture của dự án như thế nào? 1 hình vẽ mô tả các thành phần hình thành lên application. Ví dụ 1 project web có những thành phần (hoặc ít hơn) như hình vẽ dưới đây (Image 1)
      • Ngoài ra, có thể biết thêm về ngôn ngữ lập trình, framework mà Backend và Front-End sử dụng.
      • DB là loại nào? SQL hay noSQL, cloud hay host trên VM
Image 1: Copy from: https://medium.com/storyblocks-engineering/web-architecture-101-a3224e126947
  • Về testing:
    • Bạn có thể hệ thống lại test plan, test cases, xem phần nào thiếu, cần bổ sung gì không? Tốt nhất là có 1 nơi lưu trữ đầy đủ, dễ dàng tìm kiếm.
    • Bạn đã có bộ test case cho smoke, sanity hay regression test chưa?
    • Bạn đã áp dụng nhiều testing techniques đã học trong ISTQB vào trong công việc của mình hay chưa?

III. Bạn đã có 1-2 năm kinh nghiệm

Bạn đã quen thuộc với việc làm 1 phần mềm, đã gặp tương đối nhiều các loại bug, các kiểu phần mềm: web, mobile, web service, window app. Bây giờ là lúc bạn cần tăng tốc, để tăng nhanh sự hiểu biết của mình và sẽ tập trung vào tìm hiểu sâu.

Bạn có thể tiếp tục lựa chọn cty outsouce hoặc đổi sang cty product. Cá nhân mình thấy, làm khoảng 3-4 năm outsource rồi sang product sẽ hợp lý.

Những thứ bạn nên học và tìm hiểu:

  • Kiến thức về API và API testing và thành thạo 1 tool cho việc đó.
  • Một ngôn ngữ lập trình: python / java / javascript… tùy bạn chọn
  • Kiến thức nền tảng về Performance Test nói chung, biết cách setup 1 test plan đơn giản với Jmeter.
  • Biết 1 số thứ cơ bản của Security test, ít nhất là biết được vài lỗi của OWASP top 10.
  • Biết SQL cơ bản

IV. Tổng kết

Đó là những thứ mình nghĩ là sẽ cần thiết cho 1 tester trong quá trình làm việc, học nhiều hay học ít là tùy bạn. Vậy thôi, hết rồi. 🙂

1 phút quảng cáo:

Mình có mở các khóa học sau, nếu phục vụ cho nhu cầu của bạn, hãy đăng ký nhé:

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
6 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Ngoc Ngoc
Ngoc Ngoc
3 years ago

Hi,
Mình cũng là một tester. Hôm nay mình muốn tìm hiểu về API testing. Thật tình cờ khi ‘va’ phải website của bạn. Mình rất thích những kiến thức bạn chia sẽ và cũng rất thích phong cách viết của bạn.

Hưng
Hưng
3 years ago

Blog đưa thông tin hữu ích quá

Hạnh
Hạnh
3 months ago

anh ơi bên mình không có khóa học manual testing cho dân trái ngành ạ ?