Lúc bắt đầu với series postman, mình không nghĩ là sẽ viết bài về phần này nhưng mà sau khi nhìn thấy 1 vài đồng chí programer công ty mình để cái đống request hỗn độn, mất 5p mới tìm ra cái request đã dùng hôm trước ở đâu. Mình phải nghĩ lại là “Không phải ai cũng để ý rằng có phần collections này ở trên đời” và quyết định viết vì biết đâu có ai đó không biết. :))
Trước tiên, phải hiểu Collections là cái gì đã.
Hiểu nôm na, nó chính là Folder, giúp đóng gói những request vào chung 1 chỗ. Ờ thế không dùng có được không? Câu trả lời là ĐƯỢC, tuy nhiên sẽ gặp phải 1 số vấn đề sau đây.
- Sẽ phải dùng History để tìm lại những request đã dùng, tương tự như bạn suốt ngày phải lục lọi phần History của Chrome, trong khi chỉ cần 1 động tác bookmark lại là xong.
- Không dùng được chức năng tạo API documents tự động mà Postman cung cấp
- Không thể dùng được chức năng Runner, giúp chạy liên tục các Request.
Nội dung bài viết
I. Tạo 1 Collection.
1. Click vào button [tạo collection] bên sidebar
2. Điền tên và mô tả (không bắt buộc) collection đó.
3. Lưu request vào Collection.
B1. Tạo ra 1 new Request (Như bài trước )
B2. Ấn nút Save
B3. Chọn Collection cần lưu và Save tiếp.
Note: Với những trường TH mà muốn add request từ bên History vào Collection.
B1. Click vào icon (+)
B2. Chọn Collection cần lưu và Save.
II. Các settings chính của 1 Collection.
Share collections: tạo ra link để share với người khác collection (bị hạn chế bởi kiểu account).
Rename: Đổi tên của collection.
Edit: Sửa tên và mô tả của collection.
Add Folder: tạo thêm collection mới bên trong Collection đó.
Duplicate: nhân đôi collection đang có.
Export: Xuất collection ra dạng file .json
Monitor Collection: Dùng để test hiệu năng (bị hạn chế bởi kiểu account).
Mock Collection: giúp giả lập các API sử dụng chức năng Example mà postman hỗ trợ. (bị hạn chế bởi kiểu account).
Publish Docs: Tạo ra API Docs định dạng HTML.
Delete: Xóa Collection.
Ngoài cách trên, có thể xem chi tiết Collection bằng cách click vào mũi tên [>] .
Đây là những phần chính của Collection trong Postman, từng phần sử dụng chi tiết, mình sẽ viết những bài sau. Mong các bạn tiếp tục với đọc để có thể làm chủ cái tool test API đơn giản nhưng khá mạnh mẽ này. 🙂
[…] ← Previous Next → […]
Các bài viết của bạn về “API testing với postman” rất hữu ích. Mình đang cần các thông tin này và chi tiết hơn ở các phần sau. Mong bạn sớm post các bài mới về chủ đề này. Cảm ơn bạn!
Tks bạn.
Dạo này mình hơi bận nên chưa update các bài tiếp theo vào được. Mong bạn tiếp tục theo dõi blog của mình. 😀
cám ơn a!!! e đã hình dung đc chút ít….hi vọng ắc chia sẻ nhìu thêm.??
Tks bạn. Hi vọng giúp đc bạn chút nào đấy.
Đúng là chủ đề em đang muốn tìm hiểu, cảm ơn anh nhiều!!! 🙂
Mong là em tìm được gì đấy hữu ích từ bài viết của anh. 😀
[…] Postman quản lý các API theo dạng Collections và tùy vào dự án mình sẽ có cách quản lý khác nhau. Vì đặc thù dự án cứ 1 […]
Cảm ơn Giang đã làm những bài viết này. Đỡ lạc lối lắm luôn :3
Cảm ơn bạn, mình viết bài đó cũng lâu lắm rồi, không biết còn áp dụng cho thời điểm hiện tại đc ko