Khi làm việc với API, chúng ta chỉ làm việc với 2 dạng API chính là GET và POST.
– GET: Yêu cầu server đưa lại resource: Hãy tưởng tượng ra cái cảnh vào fb, tay vuốt new feeds.
– POST: Yêu cầu server cho tạo ra 1 resource mới. Ví dụ: đăng ký 1 chuyến đi ở GrabBike.
Và một request gồm có 4 thành phần:
- URL
- Method
- Headers
- Body
Các bạn có thể đọc lại phần này ở bài 2.
Khi vào dự án thật, những thông tin trên thì bạn lấy ở đâu, ở ông developer nhé. Muốn test được API thì phải có API documents. Cái này tùy công ty sẽ có chuẩn và mẫu riêng, nhưng mà nhìn chung thì phải cung cấp đủ các thông tin sau: Tên API, mục đích sử dụng, Method, URL, Params, Sample Request, Sample Response.
Nội dung bài viết
I. Tạo request GET
Mình xin phép dùng luôn API mẫu của Postman cung cấp. (nếu bạn chưa biết cách làm xuất hiện Postman Echo thì đọc bài 16)
- URL: https://echo.getpostman.com/get (Update: https://postman-echo.com)
- Method: GET
- Headers: Không cần điền gì cả
- Body: Phương thức GET không có body, các bạn phải điền tham số vào Params
Lưu ý: Tất cả các Params truyền vào phải chính xác, không được để thừa 1 khoảng trống hay xuống dòng.
Sau khi điền đầy đủ thông tin thì ấn SEND để gửi request và chờ response trả về.
Thông tin trả về sẽ có mấy điểm cần quan tâm:
1. Định dạng dữ liệu trả về: thông thường là json và nên để chế độ Pretty để cho dễ nhìn.
2. Nội dung dữ liệu: Đây là phần bạn phải kiểm tra.
– Bạn so sánh với cái Sample Response ở API docs để xem cấu trúc trả về đã đúng hay chưa.
– Value của từng key đã đúng chưa, so sánh với nội dung trong DB. (không có DB là ko làm được API testing đâu, tất nhiên khi làm API auto test thì ko so sánh với DB).
3. Trạng thái của API (status) và thời gian trả về.
Xin được lưu ý, thời gian chạy API bằng Postman luôn ngắn hơn thời gian test trên giao diện Mobile vì nhiều lý do: đường truyền internet ở máy tính ổn định hơn wifi, và sau khi nhận response thì Mobile phải chạy code khởi tạo giao diện để hiển thị.
II. Tạo request POST
Tương tự như phần trên, chỉ khác là điền tham số vào trong body.
Và phần response cũng như vậy
—> Nếu các bạn chưa được tham gia dự án để có docs API và muốn thử nghiệm test các API thật. Try this: phan-16-thuc-hanh-test-su-dung-echo-service/
Bài sau mình xin nói thêm về việc sắp xếp và tổ chức các API trong Postman để quản lý dự án dễ dàng hơn.
[…] ← Previous Next → […]
[…] sẽ check điều kiện của trường Name, nếu đúng thì submit gửi API, gọi là request, nếu sai sẽ hiện thông báo tương […]
Hello,
Cho minh update xiu nha. URL change to “https://postman-echo.com” :d
Thanks bạn, để mình update lại.
Nếu mình muốn test GET request với giá trị truyền vào cho parameters khác nhau thì có cách nào input vào từ files không?
Cảm ơn Giang.
Hi bạn,
Postman ko hỗ trợ đọc file, nhưng có cách work-around: sử dụng array và get value from array. Đọc tiếp bài (Phần 10) – Pre-request Script để biết cách làm nhé.
Bác oi e làm theo mà sao nó ko trả về JSON mà toàn trả về HTML, nếu e chuyển sang JSON thì báo lỗi COULD NOT BEAUTIFY. e tìm cách khắc phục mà ko đc. Nhờ bác chỉ em với. Thanks bác ạ.
Hi bạn, bạn phải xem có phải bạn đang sử dụng đúng API ko, bạn có thể bản đang request đến 1 page tĩnh. Cái đó phải đọc document của dự án để verify lại.
Cho mình hỏi là Post method mà có pre-request script thì body sẽ là gì?
Cảm ơn!
Pre-request Script và Body là 2 thứ hoàn toàn khác nhau.
– Body: là 1 trong 4 thành phần của 1 request, bạn có thể đọc lại bài 2
– Pre-request script: là 1 phần của tool Postman, nó giúp bạn làm nhiều việc, trước khi bạn gửi request. Ví dụ: tạo ra các data cần thiết cho phần body. Bạn có thể đọc tiếp bài 10 để hiểu hơn.
hi anh,
em mới học làm tester gần đây có 1 số vấn đề em còn thắc mắc, anh có thể cho em xin account skype s không anh.
Em cảm ơn anh
Skype của anh là: nguyen_duy_giang. (đã có ở page AboutMe)
Hi a Giang anh có bài nào hướng dẫn chạy loadtest với Jmeter không ạ .
Em có thể tìm ở mục https://giangtester.com/category/testing-knowledge/performance-testing/